5 lễ hội mùa xuân nổi tiếng nhất miền Bắc

Đối với người Việt Nam, mùa xuân luôn là mùa của lễ hội. Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về đem theo một bầu không khí mới: thời tiết mát mẻ, dễ chịu, cây cỏ đâm chồi nảy lộc, nở hoa, con người lại cảm thấy phấn khởi rạo rực, nhịp sống như được tăng lên gấp bội. Bởi vì mùa xuân là dịp tổng kết một năm cũ, bắt đầu một năm mới với bao điều may mắn, kỳ diệu.

5 lễ hội mùa xuân nổi tiếng

Mùa xuân, dường như các lễ hội được diễn ra nhiều nhất trên khắp các vùng miền của cả nước. Trong bài viết dưới đây cùng khám phá 5 lễ hội mùa xuân nổi tiếng nhất miền Bắc. Du lịch lễ hội mùa xuân gồm những lễ hội chùa Hương, lễ hội bà Chúa Kho, lễ khai ấn đền Trần, hội Lim, lễ hội Yên Tử... là những lễ hội mùa xuân truyền thống nổi tiếng của miền Bắc mà bạn không thể bỏ qua khi mùa xuân về.

>>> Khám phá những lễ hội mùa xuân nổi tiếng

5 lễ hội mùa xuân nổi tiếng nhất miền Bắc

Lễ hội chùa Hương

Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội đầu tiên không thể bỏ qua trong tour du lịch lễ hội mùa xuân, trẩy hội chùa Hương bắt đầu từ mùng 6 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Hàng năm cứ mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương , hành trình về một miền đất phật. Nơi trác tích Bồ Tát Quán Thế Âm ứng thiện tu hành , để dâng lên người một nén tâm hương, một lời nguyện cầu, hoặc thả hồn mình bay bổng hòa quyện với thiên nhiên, ở một vùng miền còn in dấu tích phật thoại và văn hóa tâm linh.

5 lễ hội nổi tiếng mùa xuân 2

Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng, không chỉ bởi cảnh đẹp mà nó còn  là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng đạo phật của người dân Việt Nam. Không giống bất kỳ nơi nào, Chùa Hương là  một tập hợp nhiều đền chùa hang động gắn  liền với núi rừng, và trở thành một quần thể thắng cảnh rộng lớn, với một kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo. Tạo hóa đã khéo bày đặt cho nơi đây núi non sông nước hiền hòa và rồi con người đã thổi hồn vào những điều kỳ diệu đó nó trở lên lung linh, sinh động và nhiều màu sắc. Chính điều đó đã tạo lên một nét văn hóa của dân tộc, đó là nét văn hóa tín ngưỡng đạo phật . Có lẽ đã trải qua nhiều thế kỷ,  nét văn hoá đã in đậm vào trong tâm thức của mỗi con người Việt Nam ta khi đến với Chùa Hương, để rồi những tao nhân mặc khách hàng năm lại nô nức về đây với mong muốn được thắp một nén tâm hương, để thoả ước nguyện của mình. Trước một danh thắng như vậy các vị Vua Chúa và các vị nho nhã đã không tiếc lời thán phục . Năm 1770 khi Chúa Trịnh  Sâm tuần thú Hương Sơn có đề khắc năm chữ lên cửa động Hương Tích “Nam Thiên Đệ Nhất Động” (Động Đẹp Nhất Trời Nam), kỳ sơn tú thủy” (núi non đẹp lạ) và còn rất nhiều những thi nhân tới đây đã đề bút như : Chu Mạnh Trinh, Cao Bá Quát , Xuân Diệu, Chế Lan Viên , Hồ Xuân Hương...

5 lễ hội nổi tiếng mùa xuân 3

Du lịch lễ hội mùa xuân chùa Hương không chỉ còn là giá trị một vùng miền, mà là di tích của quốc gia cũng là giá trị văn hóa tâm linh của một dân tộc, vì nó là giá trị sống của chuỗi phát triển văn hóa tín ngưỡng đạo phật  của người dân Việt từ xa xưa cho tới ngày nay. Trẩy hội chùa Hương không chỉ đi lễ Phật mà còn là có dịp thưởng ngoạn cảnh đẹp của hình sông thế núi, có cơ hội ngắm nhìn biết bao công trình lớn nhỏ đặc sắc của di tích Hương Sơn đã trở thành di sản văn hoá của dân tộc.

Lễ hội Yên Tử - Quảng Ninh

5 lễ hội nổi tiếng mùa xuân 4

Mỗi độ xuân sang, du khách thập phương lại về Yên Tử, thành tâm chiêm bái chốn Tổ Thiền Trúc Lâm, thăm Khu Di tích lịch sử - thắng cảnh nổi tiếng của vùng Đông Bắc của Tổ quốc. Hằng năm, từ những ngày đầu tháng Giêng, du khách thập phương lại tấp nập về Hội xuân Yên Tử lễ Phật, du xuân "cầu may vạn phúc!". Ngày 10 tháng Giêng, lễ khai mạc Hội xuân truyền thống được tổ chức với nhiều hoạt động như: Lễ dâng hương cúng Phật, bái Tổ Trúc Lâm; văn nghệ diễn xướng tái hiện sự tích lịch sử, văn hóa tâm linh, những huyền thoại về Tam Tổ Thiền phái Trúc Lâm tôn kính; Lễ khai ấn "Dấu Thiêng Chùa Đồng" đầu năm rất quan trọng và các hoạt động văn hóa dân gian, múa Rồng Lân, võ thuật cổ truyền, trò chơi dân gian tưng bừng, nhộn nhịp. Linh sơn Yên Tử đã đi vào tiềm thức, là niềm tự hào của con người Việt Nam và sự ngưỡng mộ của du khách quốc tế. Những năm gần đây, với điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng cùng với những giá trị lịch sử, văn hóa, du lịch…Yên Tử trở thành điểm đến du lịch lễ hội mùa xuân, du lịch văn hóa tâm linh, sinh thái, thắng cảnh, thu hút du khách trong và ngoài nước đến thăm quan.

Hội xuân Yên Tử diễn ra từ mùng 10 tháng Giêng đến hết tháng Ba âm lịch. Du lịch lễ hội mùa xuân về trẩy hội Yên Tử đầy lòng thành kính, hành hương về cõi phật thật sự thanh tịnh và đầy tôn kính.

Lễ khai ấn đền Trần - Nam Định

Lễ khai ấn đền Trần là một hoạt động văn hóa mang tính nhân văn sâu sắc, có ý nghĩa giáo dục thế hệ sau truyền thống yêu nước và đạo lý uống nước nhớ nguồn, đồng thời cũng là niềm tự hào của người dân Nam Định từ bao đời nay. Không phải ai về xin ấn đền Trần cũng hiểu được hết ý nghĩa của nghi lễ này. Bản chất của bốn chữ “Tích phúc vô cương” trên ấn là Nhà Trần ban cho con cháu cái phúc, dạy con cháu, bách gia trăm họ phải biết giữ gìn phẩm chất đạo đức, tích phúc thật tốt, phúc đức càng dầy thì được hưởng lộc càng bền vững. Đấy là ý nghĩa giáo dục sâu sắc nhất của việc ban ấn. Ý nghĩa của ấn chỉ đơn giản như vậy nhưng không phải ai cũng hiểu mà vẫn còn một số lầm tưởng rằng, xin ấn để cầu “thăng quan, tiến chức”. Vì vậy, những ai cầm ấn trong tay mà không hiểu bản chất ý nghĩa sâu sắc đó thì ấn cũng chẳng có giá trị gì.

lễ khai ấn đền trần

Trước khi lễ khai ấn được tổ chức, vào ngày mùng 2 tháng Giêng, Ban quản lý Khu di tích đền Trần thực hiện nghi lễ xin mở ấn để in các lá ấn phục vụ lễ khai ấn. Nội dung lá ấn bao gồm các chữ: “Trần triều điển cố – tích phúc vô cương”. Đến 22h ngày 14 tháng Giêng, lễ khai ấn được bắt đầu với nghi thức rước hòm ấn từ nội cung đền Cố Trạch sang đền Thiên Trường. Sau khi lễ khai ấn được thực hiện bởi 14 cụ cao niên thôn Tức Mặc (phường Lộc Vượng) kết thúc, khách thập phương vào đền Thiên Trường để tế lễ, xin lá ấn với mong muốn một năm mới thành đạt và phát tài.

Du lịch lễ hội mùa xuân đến với lễ khai ấn đền Trần là một trong những lễ hội lớn từ lâu đã lưu giữ được các phong tục cổ truyền của dân tộc phần nào tái hiện được một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc, nội dung lịch sử được thể hiện sống động và sâu sắc, nuôi dưỡng bồi đắp tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất chống ngoại xâm truyền thống uống nước nhớ nguồn của mỗi người Việt Nam.

Hội Lim – Vẻ đẹp xứ Kinh Bắc

Vào đầu xuân, trời đất giao hòa, vạn vật sinh sôi, lòng người phơi phới, ấy là khi vùng đất Nội Duệ tưng bừng trong không khí Hội Lim. Hội Lim là hội của những làng xã cổ nằm quanh núi Lim và đôi bờ sông Tiêu Tương. Đây là lễ hội lớn của vùng, thể hiện một cách sâu nhất văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh của người dân xứ Kinh Bắc. Hội Lim vốn có lịch sử rất lâu đời, là lễ hội mùa xuân lớn vùng Kinh Bắc, chính hội được tổ chức vào ngày 13 tháng giêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Hội Lim được coi là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hoá Kinh Bắc. Kinh Bắc xưa nổi tiếng là vùng đất của những câu truyện cổ, những sự tích văn hoá. Vì truyền thống này mà nơi đây sở hữu nhiều lễ hội dân gian. Hội Lim là một sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật đặc sắc của nền văn hoá truyền thống lâu đời ở xứ Bắc và dân ca Quan họ trở thành tài sản văn hoá chung của dân tộc Việt, tiêu biểu cho loại hình dân ca trữ tình Bắc Bộ.

Hội Lim

Hát quan họ ở hội Lim

Hội Lim chính là hội chùa làng lim và đôi bờ sông Tiêu Tương. Khi quan trấn thủ xứ Thanh Hóa Nguyễn Đình Diễn là người thôn Đình Cả, Nội Duệ, xứ Kinh Bắc, có nhiều công lao với triều đình, được phong thưởng nhiều bổng lộc, đã tự hiến nhiều ruộng vườn và tiền của cho tổng Nội Duệ trùng tu đình chùa, mở mang hội hè, gìn giữ thuần phong mỹ tục. Về với Hội Lim là về với một trời âm thanh, thơ và nhạc náo nức không gian đến xao xuyến lòng người. Những áo mớ bảy mớ ba, nón ba tầm, quai thao, dải yếm lụa sồi, những ô lục soạn, khăn đóng, áo cặp the hoa gấm… như ẩn chứa cả sức sống mùa xuân của con người và tạo vật. Cách chơi hội của người quan họ vùng Lim cũng là cách chơi độc đáo, mỗi cử chỉ giao tiếp đã mang trong nó một sắc thái văn hoá cao. Hội Lim luôn để lại trong lòng người đi hội một cái gì đẹp lắm. Đó chính là nét đặc sắc của nền văn hoá truyền thống lâu đời ở xứ Bắc và dân ca Quan họ trở thành tài sản văn hoá chung của dân tộc Việt.

Lễ hội đền bà Chúa Kho

Lễ hội Đền Bà Chúa Kho được diễn ra vào ngày 12 tháng giêng, tưởng niệm Ngày giỗ Bà Chúa Kho được tổ chức tại đền Bà Chúa Kho, thôn Cổ Mễ, xã Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh. Đền Bà Chúa Kho được dân gian truyền gọi là “Ngân hàng địa phủ”. Ngôi đền nổi tiếng này được giới buôn bán làm ăn đặc biệt hay lui tới. Nhiều người bảo đền linh thiêng lắm, cầu xin ắt được như ý. Quanh năm đền đông khách vào ra thắp hương xin lộc, thành tâm cúng bái.

lễ hội đền bà chúa kho

Ðền nhìn về hướng nam. Cổng tam quan là công trình mở đầu cho cụm kiến trúc này, các công trình kiến trúc chính của đền gồm sân đền, hai dải vũ, toà tiền tế, công đệ nhị và hậu cung, tất cả tạo thành một thể thống nhất, uy nghi. Trong hệ thống thần linh của tín ngưỡng người Việt thì hình tượng Bà Chúa Kho rất độc đáo. Bà vừa là một nhân vật huyền thoại, vừa là một nhân vật lịch sử. Việc suy tôn Bà có sự hội tụ của truyền thống sùng bái nữ thần và sự tôn vinh người anh hùng có công khai phá đất đai, gây dựng cộng đồng, hy sinh tính mạng để bảo vệ đất nước. Trong dịp lễ hội mùa xuân, do có tiếng thiêng lâu đời, nên yếu tố tâm linh và sự phong phú về đồ lễ ở đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) thì hiếm ngôi đền nào trên cả nước sánh được. Mặc dù tiền vay-tiền trả đều chỉ là vàng mã, tức là chỉ mang tính ước lệ, nhưng giá của những thứ đó có thể lên đến hàng triệu tiền thật. Bởi người ta quan niệm rằng, đồ lễ hậu hĩnh để vừa làm đẹp lòng thần thánh, vừa kỳ vọng trong làm ăn thực tế sẽ đạt được lợi nhuận tương xứng với mức chi phí đã bỏ ra. Hành động “vay- trả” thể hiện cảm quan duy tâm vốn phổ biến trong giới kinh doanh người Việt và Á Đông. Việc đi lễ đền Bà Chúa kho mang đến cho họ một tâm thế tự tin để khởi sự công việc trong năm vì sẽ có thần linh phù hộ. Mặt khác, nguyên tắc đã “vay” thì có “trả” được những người đi lễ ý thức như một cam kết tâm linh, khiến họ không ngừng cố gắng vươn lên để giữ “chữ tín” với Bà Chúa Kho. Với ý niệm này, tâm linh và thế tục đã có sự hòa quyện.

Mùa xuân, mùa của du lịch lễ hội gắn với các thiết chế tín ngưỡng tôn giáo được dân gian thờ phụng, cúng kiếng, tôn vinh. Sản phẩm của xã hội Việt Nam cổ truyền, một hình thức lễ và hội mang nhiều nét truyền thống của sinh hoạt văn hóa dân tộc Việt đang ngày càng được cách tân và cải biến nội dung, hình thức để phù hợp với tâm lý và nguyện vọng của quần chúng nhân dân trong đời sống hiện đại hôm nay. Nhưng dù có thay đổi như thế nào đi chăng nữa thì văn hóa lễ hội vào dịp đầu xuân vẫn luôn là nét văn hóa trong lòng người Việt.

Hãy dành thời gian cho mình và gia đình tham gia các tour du lịch lễ hội mùa xuân này để trải nghiệm và khám phá 5 lễ hội nổi tiếng nhất miền Bắc này nhé!

HOTLINE: 0977 533 705 
(click nút gọi điện  du lịch đà nẵng 4 ngày 3 đêm trên màn hình điện thoại)
Nguyễn Hải Yến
Trưởng Phòng Nội Địa
CÔNG TY DU LỊCH HANDETOUR
ĐC: Phòng 1803, Tòa nhà 101 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
ĐT: 04 36416359 - DĐ: 0977533705
Skype/Yahoo ID: haiyenhandetour
Email: noidia@handetour.com
Website: http://www.handetour.vn/
FanPage: https://www.facebook.com/handetour.vn

 

Chia sẻ:

Bài viết liên quan:

Viết Bình luận

Facebook Handetour.vn Zalo Handetour.vn Messenger Handetour.vn 0977533705