Du lịch lễ hội mùa xuân

Mùa xuân, dường như các lễ hội được diễn ra nhiều nhất trên khắp các vùng miền của cả nước. Lễ hội chùa Hương, lễ hội bà Chúa Kho, lễ khai ấn đền Trần, hội Lim... là những lễ hội mùa xuân truyền thống nổi tiếng của các vùng trên cả nước mà bạn không thể bỏ qua dịp xuân. Hãy cùng Handetour tham gia các tour du lịch lễ hội mùa xuân để trải nghiệm và khá phá nét văn hóa truyền thống, độc đáo của Việt Nam nhé!

mùa lễ hội 1

Mùa xuân - mùa của những lễ hội

Mồng một chơi cửa, chơi nhà

Mồng hai chơi xóm, mồng ba chơi đình…

Đối với người Việt Nam, mùa xuân luôn là mùa của lễ hội. Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về đem theo một bầu không khí mới: thời tiết mát mẻ, dễ chịu, cây cỏ đâm chồi nảy lộc, nở hoa, con người lại cảm thấy phấn khởi rạo rực, nhịp sống như được tăng lên gấp bội. Bởi vì mùa xuân là dịp tổng kết một năm cũ, bắt đầu một năm mới với bao điều may mắn, kỳ diệu. Đến với lễ hội, mọi người mong sao cuộc sống có nhiều thay đổi tốt đẹp. Con người lại tìm về cội nguồn, nhớ đến tổ tiên, nhắc nhở về lịch sử và truyền thống hào hùng của dân tộc qua những hình thức của lễ hội và sinh hoạt văn hóa dân gian. Vào mùa xuân, mùa của lễ hội với khách thập phương dập dìu nô nức chờ đón…

mùa lễ hội 2

Người ta thường tổ chức lễ hội vào mùa xuân vì đó là những thời gian rảnh rỗi nhàn hạ, mùa vụ thu hoạch đã xong, người dân có thể tham gia lễ hội vui vẻ, thoải mái không phải lo lắng đến công việc. Lễ hội mùa xuân thường gắn với sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo nơi các đình, đền, chùa, miếu thờ các vị thần, Phật, các vị anh hùng dân tộc, thần Thành hoàng Bổn cảnh… Đa số lễ hội ở Việt Nam được tập trung nhiều nhất vào mùa xuân, mùa không còn rét mướt hay mưa dầm hoặc nắng hè chói chang… Mùa xuân mở đầu cho lễ hội lớn với Tết Nguyên đán, ngày mà hầu như tất cả các dân tộc trên khắp mọi miền ở Việt Nam từ nông thôn đến thành thị, từ miền ngược đến miền xuôi đều nô nức hân hoan chào đón. Mùa xuân là mùa nhiều lễ hội hơn cả. Lễ hội xuất sinh từ xã hội Việt Nam cổ truyền là hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tôn giáo, có thờ cúng, có vui chơi giải trí với những phong tục tập quán của người dân Việt Nam từ bao đời nay. Du lịch lễ hội mùa xuân, đến với những hội diễn tuồng tích lịch sử, những trò chơi dân gian, điệu múa, giọng hát, câu hò… hình thành từ trong cuộc sống lao động của nhân dân trên khắp mọi miền đất nước. Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian phong phú được quần chúng tiếp nhận và ăn sâu rất tự nhiên vào nếp nghĩ, trong sinh hoạt cộng đồng nhằm tìm thấy sức mạnh để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.

Những lễ hội mùa xuân nổi tiếng

Ngày đầu xuân được coi như ngày mở hội của toàn dân, tại những địa điểm du lịch, khu vui chơi giải trí, du khách náo nức đi thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên, tham gia vào những hoạt động văn hóa lành mạnh, trò chơi dân gian hoặc tổ chức hội thi mang tính chất văn hóa thiết thực và hiện đại. Với những lễ hội mùa xuân nổi tiếng như hội chùa Hương, hội Yên Tử… góp phần tạo nên sức thu hút mạnh mẽ với du khách trong và ngoài nước về nét văn hóa độc đáo rất riêng của dân tộc ta.

chùa hương

Du lịch lễ hội mùa xuân chùa Hương

Là lễ hội lớn nhất và kéo dài nhất ở Việt Nam, lễ hội chùa Hương (thuộc Hương Sơn, Mỹ Đức – Hà Nội) kéo dài từ ngày mùng 6 Tết cho tới hết tháng 3 Âm lịch. Chùa Hương là tập hợp nhiều động, chùa trong một tổng thể cấu trúc kết hợp với thiên nhiên nhân tạo bao gồm đồi, núi, hang động, suối rừng và chùa, tháp…Vãn cảnh chùa Hương đầu năm không chỉ để cảm nhận không khí thanh tịnh, yên bình mà còn để cầu may mắn cho một năm mới an lành.

yên tử

Du lịch lễ hội mùa xuân Yên Tử

Lễ hội Yên Tử diễn ra hàng năm vào ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch) du khách lại nô nức về Quảng Ninh để trẩy hội Yên Tử. Chùa ở độ cao 1.068m so với mực nước biển, Yên Tử không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp, tháp cổ, chùa mà còn là nơi hình thành thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

đền trần

Lễ hội khai ấn Đền Trần

Là một trong những lễ hội đầu xuân nổi tiếng ở Việt Nam, lễ hội khai ấn Đền Trần, Nam Định được tổ chức từ ngày 14 tháng Giêng hàng năm, lễ hội đền Trần Nam Định (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định) là một trong những lễ hội nhằm tri ân công đức 14 vị vua Trần.

Hầu hết du khách tới lễ hội Đền Trần đều mong muốn có một tờ ấn và mong ước được thăng tiến trong nghề nghiệp. Ngoài lễ phát ấn, lễ hội còn tổ chức những hoạt động lễ hội truyền thống như: Múa rồng, múa lân, hát chèo, hát chầu văn, thi đấu cờ người…để phục vụ du khách tham quan.

đền hùng

Du lịch lễ hội mùa xuân Đền Hùng

Khu di tích lịch sử Đền Hùng thuộc TP.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là một trong những lễ hội đầu xuân nổi tiếng không nên bỏ qua, được tổ chức kéo dài 6 ngày từ ngày mùng 5 đến ngày 10/3 âm lịch. Lễ hội là dịp tưởng nhớ lòng biết ơn công lao to lớn của các vua Hùng đã có công dựng nước. Nghi lễ bao gồm hai phần chính là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Bên cạnh đó, lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như hát xoan, thi đấu vật, thi bơi, thi kéo co…

bái đính tràng an

Du lịch lễ hội mùa xuân Bái Đính – Tràng An

Lễ hội chùa Bái Đính thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Đây là ngôi chùa nổi tiếng với nhiều kỷ lục nhất Việt Nam và Châu Á. Khu tâm linh núi chùa Bái Đính nằm trong quần thể danh thắng Tràng An với nhiều đền, chùa cổ và hệ thống các hang động đẹp. Hàng năm, mỗi dịp lễ hội mùa xuân tới, khách du lịch khắp nơi lại về Ninh Bình để lễ chùa Bái Đính cầu may. Tour du lịch Bái Đính - Tràng An 1 ngày là đáp ứng nhu cầu của du khách.

tây thiên tam đảo

Du lịch lễ hội đầu xuân Tây Thiên - Tam Đảo

Thiền Viện Trúc Lâm, toạ lạc trên sườn núi cao, từ đây du khách có thể phóng tầm mắt ra xa để thấy bao la rừng núi với đồng bằng. Một công trình kiến trúc hoành tráng, nguy nga, mang dấu ấn về kiến trúc, thẩm mỹ học Phật giáo. Tránh được sự sao chép một cách máy móc theo những ngôi chùa cổ Việt Nam ở thế kỷ 16 - 17 mà mang tính truyền thống hài hoà với hiện đại, giữ được nét đặc thù của ngôi chùa phật giáo, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Hằng năm, vào rằm tháng hai âm lịch, du khách từ khắp nơi nô nức kéo về đền thờ Quốc mẫu Tây Thiên, tỉnh Vĩnh Phúc, trước là để thắp hương tưởng nhớ Quốc mẫu, sau là xem các hội diễn cổ, leo núi thưởng ngoạn danh thắng...

>>> Tour du lịch lễ hội Tây Thiên - Tam Đảo

mùa lễ hội 3

Mùa xuân, mùa của lễ hội gắn với các thiết chế tín ngưỡng tôn giáo được dân gian thờ phụng, cúng kiếng, tôn vinh. Sản phẩm của xã hội Việt Nam cổ truyền, một hình thức lễ và hội mang nhiều nét truyền thống của sinh hoạt văn hóa dân tộc Việt đang ngày càng được cách tân và cải biến nội dung, hình thức để phù hợp với tâm lý và nguyện vọng của quần chúng nhân dân trong đời sống hiện đại hôm nay. Nhưng dù có thay đổi như thế nào đi chăng nữa thì văn hóa du lịch lễ hội mùa xuân vẫn luôn là nét văn hóa trong lòng người Việt.

HOTLINE: 0977 533 705 
(click nút gọi điện  du lịch đà nẵng 4 ngày 3 đêm trên màn hình điện thoại)
Nguyễn Hải Yến
Trưởng Phòng Nội Địa
CÔNG TY DU LỊCH HANDETOUR
ĐC: Phòng 1803, Tòa nhà 101 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
ĐT: 04 36416359 - DĐ: 0977533705
Skype/Yahoo ID: haiyenhandetour
Email: noidia@handetour.com
Website: http://www.handetour.vn/
FanPage: https://www.facebook.com/handetour.vn
 
Chia sẻ:

Bài viết liên quan:

Viết Bình luận

Facebook Handetour.vn Zalo Handetour.vn Messenger Handetour.vn 0977533705